Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Bảng so sánh đèn Led và đèn Compact

Bạn đã nghe nhiều về bóng đèn LED với tính năng ưu việt như: siêu tiết kiệm điện, giảm chi phí cho đầu tư lâu dài, ít tỏa nhiệt, thân thiện với môi trường..., vậy bạn có đã so sánh nó với bóng đèn Compact hiện tại chưa? Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
Bảng so sánh đèn Led và đèn Compact

Chỉ tiêu
Đèn Led
Đèn Compact
Công suất
11W
20W
Tuổi thọ
50.000h
8.000h
Giá sản phẩm
750.000VND
60.000VND
Tiền đầu tư bóng đèn cho 1 vị trí trong 10 năm
750.000VNĐ
360.000VNĐ
Tiền điện tiêu thụ trong 10 năm (*)
4.900.000Đ
8.900.000Đ
Tổng chi phí cho 10 năm
5.650.000VNĐ
9.260.000Đ
Chênh lệch phí đầu tư

3.610.000Đ
(*) Giá điện hiện tại 1500VND/1kWh, tăng 15%/ năm


Lựa chọn LED - phương án tối tưu tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường

Hiện nay, tình trạng thiếu điện không chỉ riêng Việt Nam mà còn là vấn nạn của bất cứ quốc gia nào. Để tiết kiệm điện, mỗi quốc gia đều đưa ra những phương án như: cắt điện, giảm điện chiếu sáng dưới mức cần thiết...nhưng tất cả các biện pháp này đều chỉ giảm thiểu được trước mắt một lượng nhỏ điện nhưng lại  làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như giao thông, an ninh, giáo dục... Hướng quan trọng để tiết kiệm điện chiếu sáng chính là sử dụng những kỹ thuật chiếu sáng mới, năng lượng điện tiêu thụ ít hơn nhiều nhưng kết quả chiếu sáng không giảm. Đó là chiếu sáng bằng LED (LED: Light emiting diode - điôt phát sáng)
Theo báo cáo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA năm 2006: để có điện thắp sáng như hiện nay trên toàn thế giới mỗi năm phải thải ra 1900 nghìn tỷ tấn khí CO2, ba lần lớn hơn lượng khí CO2 do máy bay trên toàn thế giới thải ra, bằng 70% lượng khí CO2 do tòan bộ xe ô tô thải ra trong 1 năm.
Như vậy, việc ứng dụng đèn LED điện năng tiêu thụ giảm đáng kể, mà lại không gây ảnh hưởng môi trường. Ngoài ra, chúng ta hãy thử so sánh về đèn LED và các loại đèn chiếu sáng hiện nay:
1. Đèn sợi đốt
Loại đèn này ra đời đã gần 200 năm. Loại đèn này dễ chế tạo, nhưng hơn 95% năng lượng điện tiêu thụ là để tỏa ra nhiệt,  phần biến ra ánh sáng nhìn thấy chưa đầy 5 % . Khi nóng, vonfram bị bốc hơi, nhỏ đi điện trở tăng lên, lại càng nóng hơn và dễ dẫn đến đứt.
2. Đèn halogen
Loại đèn này thực chất là đèn sợt đốt nhưng làm bằng thủy tinh chịu nhiệt hay thạch anh trong có khí thuộc họ halogen. Khi thắp lâu thì đèn rất nóng, cấu tạo phức tạp, giá thành cao.
3. Đèn hơi natri
Là loại đèn phát sáng nhờ hiện tượng phóng điện trong chất khí. Đèn natri cho ánh sáng màu vàng thích hợp cho chiếu sáng công cộng. Nhưng đèn có cấu tạo phức tạp, giá tiền cao.
4. Đèn huỳnh quang
Ít toả nhiệt. Nhưng nhược điểm là cồng kềnh, cơ chế mồi cho phóng điện phức tạp, không tăng giảm độ sáng được và tắt mở nhiều lần thì đèn chóng hỏng.
5. Đèn compắc
Về bản chất, là đèn huỳnh quang cải tiến, tiết kiệm hơn một chút. Nhưng nhược điểm là cần điện thế  cao, không thích hợp cho việc thay đổi đóng ngắt nhiều lần. Trong đèn compac  có thuỷ ngân, rất độc hại, dễ phân tán vào môi trường gây ô nhiễm đường hô hấp. Ở các nước tiên tiến có yêu cầu nhà máy làm đèn huỳnh quang, đèn compăc phải thu hồi sản phẩm đèn hỏng để tái chế, chủ yếu là thu lại thuỷ ngân không để phân tán.
6. Đèn LED, loại đèn chiếu sáng hiện đại nhất
Vào khoảng năm 1960, LED hồng ngoại và LED màu đỏ ra đời. Sau đó là  LED màu vàng và da cam. Những LED này rất nhỏ gọn, chỉ to bằng hạt đỗ xanh. Bắt đầu từ những năm 1970 hầu hết đèn màu chỉ thị, báo hiệu ở máy móc thiết bị đều được thay thế bằng đèn LED màu.
Năm 1993, Shuji Nakamura đã chế tạo được đèn LED cho ánh sáng xanh lam rất sáng đã hé mở ra nhiều cách từ LED tạo ra ánh sáng trắng.
Khả năng và ứng dụng của đèn LED hiện nay
1. Đèn LED màu
Ưu việt nhất của đèn LED là trực tiếp cho được màu mong muốn, không cần lọc, rất tiết kiệm điện, dễ dàng bật tắt nhanh, nhiều lần.
Hiện nay ở Châu Âu, các loại đèn hậu, đèn xi nhan của xe ô tô trên 80% là dùng đèn LED, rất tiết kiệm xăng, hầu như không phải thay đèn. Tương tự, trang trí ở các show - room người ta dùng đèn LED màu sắc rực rỡ hơn, rất ít tốn điện hơn và đặc biệt là không nóng.
2. Đèn LED trắng
Về tuổi thọ, trung bình khoảng 100.000 giờ (mỗi tuần dùng 7 ngày thì có thể dùng 11 năm mới hỏng). Dễ dàng sử dụng với những nguồn điện là ăcquy, là điện tái tạo như pin mặt trời, pin nhiệt điện, thủy điện nhỏ, điện gió ... Đây là đèn lý tưởng để chiếu sáng nhờ pin mặt trời
Đầu thế kỷ XXI, đèn LED trắng đủ loại công suất ra đời đáp ứng nhiều yêu cầu chiếu sáng: gia đình, công xưởng, đèn trước của xe ôtô, đèn đầu tàu hoả, thắp sáng đèn đường...
Tại Anh, toàn bộ cung điện Buckingham để tiết kiệm điện và cho ánh sáng dễ chịu họ thắp toàn bộ bóng LED.
Trung Quốc đã có kế hoạch chiếu sáng bằng đèn LED cả bên trong lẫn bên ngoài các toà nhà nhân dịp Olympic 2008 và từ đó về sau đẩy mạnh việc chiếu sáng bằng LED thay các cách chiếu sáng khác hiện nay.
Hiện nay, xu hướng ở các nước tiên tiến là đẩy mạnh kế hoạch chiếu sáng bằng LED và hy vọng đến năm 2025 trên 50% đèn chiếu sáng là LED. Để tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có ứng dụng LED.

Tổng hợp

LED là gì?

LED - viết tắt của cụm từ Light Emitting Diode, tạm dịch là Điốt phát quang. Là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một bán dẫn loại P ghép với một bán dẫn loại N. Tương tự như bóng đèn tròn dùng sợi đốt nhưng không phải chiếu sáng bằng sợi đốt, đèn LED được coi là loại đèn tiết kiệm điện năng nhất, tạo ra hiệu suất ánh sáng tốt nhất , tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị chiếu sáng thông thường.

Sự xuất hiện của LED:
Đèn LED ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, được ứng dụng để hiển thị thời gian của đồng hồ báo thức hay dung lượng pin của máy ghi hình thông qua ánh sáng đỏ, xanh lá cây, vàng mà chưa có màu trắng.
Năm 1993, Công ty Hóa chất Nichia của Nhật Bản đã nghiên cứu hoàn chỉnh công nghệ chế tạo loại đèn LED cho ánh sáng trắng. Ðó là sự kết hợp giữa ánh sáng đỏ và xanh lá cây để cho ra ánh sáng trắng. Kết quả nghiên cứu nói trên đã mở ra cơ hội mới để ứng dụng đèn LED vào cuộc sống.

Hoạt động của LED:
• Giống như nhiều loại điốt bán dẫn khác
• Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc  của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn
• Tùy vào từng loại LED mà điện áp phân cực thuận khác nhau. Đối với LED thường thì điện áp phân cực thuận khoảng 1,5V đến 2,5V; còn đối với LED siêu sáng thì  điện áp phân cực thuận có thể lên tới 5V
• Khi LED hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện từ 10mA đến 50mA

Lợi ích của LED:

• Có nhiều kích thước, hình dáng , màu sắc
• Giá thành chấp nhận được, tiết kiệm được chi phí
• Được chế tạo từ vật liệu polyme, LED có độ bền cao, dễ vận chuyển mà không lo bị vỡ.
• LED cho nhiều ánh sáng, có tuổi thọ tới 70 nghìn giờ sử dụng, (nếu một ngày thắp sáng 8 giờ thì sau 23 năm mới phải thay bóng).
• Tiết kiệm điện năng 70 đến 80% so với loại đèn thông thường
• Nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động không đáng kể
• Hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp
• Sử dụng dòng điện một chiều với hiệu điện thế nhỏ
• Thân thiện với môi trường vì không sinh ra tia cực tím, không có thủy ngân...

Ứng dụng của LED:
Đèn LED được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như trang trí, đọc sách báo, chiếu sáng, quảng cáo... Đặc biệt là quảng cáo ngoài trời, những nơi khó thay lắp, do có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với bóng đèn Neon đồng thời có nhiều màu sắc phong phú như: đỏ, xanh lá, xanh da trời, màu hổ phách... Theo đánh giá của các nhà sản xuất, đèn LED có tiềm năng rất lớn và họ cũng xem đó là giải pháp chiếu sáng mới trong thế kỷ 21.