Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Đèn tuýp LED, sự thay đổi hoàn hảo

Từ khi được kỹ sư người Mỹ Peter Cooper Hewitt sáng chế vào năm 1902 và được phổ biến từ 1939 đến nay, đèn huỳnh quang được cải tiến để sử dụng rộng rãi từ gia đình cho đến các cửa hàng, văn phòng, đường phố… với vô số kiểu dáng, màu sắc, kích thước, công suất tùy theo công dụng của chúng.  Đèn huỳnh quang được sử dụng rộng rãi vì sự tiện lợi và giá cả hợp túi tiền. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết về những nhược điểm khi sử dụng đèn tuýp thông thường.

 
Đèn huỳnh quang phát sáng như thế nào?

Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính đó là ống tuýp đèn và hai điện cực ở hai đầu. Cơ chế phát sáng của đèn huỳnh quang khá phức tạp điễn ra bên trong ống thủy tinh hình trụ bịt kín. Ống được hút chân không, bên trong có một chút thủy ngân và được bơm đầy khí trơ, thường là khí argon hay neon. Mặt bên trong ống được tráng một lớp lớp huỳnh quang tức là bột phốt pho. Ống có hai điện cực ở hai đầu, được nối với mạch điện xoay chiều.

Khi ta bật công tắc đèn sẽ xảy ra hiện tượng hồ quang điện tức là sự phóng điện trong khí trơ để kích thích tạo ra ánh sáng. Hiện tượng này như sau: Khi dòng điện đi vào và gây ra một hiệu điện thế lớn giữa các điện cực thì các dây tóc trên các đầu điện cực nóng lên, phát xạ ra các hạt electron di chuyển trong ống với vận tốc cao từ đầu này đến đầu kia. Trên đường vận động, chúng va chạm vào các phân tử khí trơ làm phóng ra nhiều các hạt ion hơn.

Quá trình này tỏa nhiệt sẽ làm thủy ngân trong ống hóa hơi. Khi các electron và ion di chuyển trong ống, chúng sẽ va chạm vào các nguyên tử khí thủy ngân. Những va chạm này sẽ làm các nguyên tử thủy ngân phát xạ ra các photon ánh sáng cực tím tức là các tia tử ngoại mà mắt thường không thấy được. Do đó, loại ánh sáng này cần phải được chuyển đổi thành ánh sáng nhìn thấy để thắp sáng bóng đèn và đây chính là nhiệm vụ của lớp huỳnh quang trong ống.

Khi những tia cực tím này va chạm vào mặt trong bóng đèn, nó sẽ làm cho các nguyên tử phốt pho giải phóng ra các hạt photon dạng tia hồng ngoại với ánh sáng trắng mắt thường có thể thấy được mà không sinh ra nhiệt lượng lớn. Các nhà sản xuất có thể thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng cách sử dụng các hợp chất huỳnh quang khác nhau.

Nhược điểm của đèn huỳnh quang

1.      Đèn huỳnh quang phát ra tia cực tím có hại cho mắt nếu sử dụngt hường xuyên.

2.      Trong ống đèn huỳnh quang có chưa thủy ngân, nếu bóng đèn vỡ có thể gây ngộ độc thủy ngân cho môi trường xung quanh.

3.      Phổ ánh sáng không liên tục khi nguồn điện không ổn định. Do vậy, ánh sáng đèn huỳnh quang thay đổi tức thời dưới tác động của dòng điện.

4.      Độ sáng giảm theo thời gian sử dụng, tuổi thọ của bóng thấp.

Đèn tuýp LED, sự thay thế hoàn hảo

Các nhà sản xuất đèn LED đã chế tạo ra mẫu đèn thay thế cho đèn huỳnh quang, đó là 1 thanh kim lại trên đó có gắn các mắt đèn LED được cho vào một ống plastic với kích cỡ T5, T8, T10 chiều dài 0,6m và 1,2m giống hệt ống đèn huỳnh quang.

Hai đầu của đèn tuýp LED cũng có 2 chân kim gắn vảo máng đèn tuýp thông thường. Khi lắp đặt, chúng ta chỉ việc bỏ toàn bộ chấn lưu và tắc te của máng đèn tuýp huỳnh quang, nối 2 đầu dây của dòng điện AC220 vào 2 đầu bóng đèn là đèn có thể hoạt động bình thường.






Ưu điểm của đèn tuýp LED

1.      Tiết kiệm năng lượng (Công suất từ 12-21w tương đương với bóng huỳnh quang 40-60w)

2.      Tuổi thọ cao (>50.000 h chiếu sáng)

3.      Ánh sáng liên tục, không bị ảnh hưởng của điện thế. Không gây hại mắt, không phát ra tia tử ngoại.

4.      Không gây độc cho môi trường xung quanh.

5.      Dễ lắp đặt và thay thế


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét